Thị trường đậu tương tại Việt Nam

Thị trường đậu tương tại Việt Nam
thi-truong-dau-tuong-tai-viet-nam
04/11/2021

Thị trường đậu tương tại Việt Nam

Ở Việt Nam, đậu tương là thực phẩm có truyền thống lâu đời, quan trọng, cung cấp Protein chủ yếu cho con người, là thành phần không thể thiếu của bữa ăn truyền thống và hiện đại. Thị trường đậu tương Việt Nam hiện nay rất đa dạng và phong phú về chất lượng và số lượng.

ĐẬU TƯƠNG VIỆT NAM

Nhìn chung, diện tích đậu nành Việt Nam không ổn định, sản xuất đậu nành nội địa mới chỉ đủ cung cấp cho khoảng 8–10 % nhu cầu. Theo thống kê, sản lượng đậu tương của Việt Nam trong năm 2017 là 101,7 nghìn tấn trên diện tích canh tác là 68,4 nghìn ha. Năm 2018, diện tích canh tác đậu tương khoảng 53,1 nghìn ha. Mục tiêu đến năm 2020, diện tích đậu tương cả nước đạt khoảng 166.000ha, sản lượng 265.000 tấn.

Nhu cầu đậu tương tại Việt Nam

Đậu tương trồng trong nước được chế biến thành nhiều loại thực phẩm đa dạng, từ truyền thống đến hiện đại: như đậu phụ, dầu đậu nành, sữa đậu nành, tào phớ,... Ngoài ra, đậu tương còn được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.

Các món ăn từ đậu tương như đậu phụ, tào phớ, sữa đậu nành,... được sản xuất và bán hàng ngày với số lượng vô cùng lớn từ các chợ nhỏ, cửa hàng cho đến các siêu thị, trung tâm thương mại trên toàn quốc.

Dầu đậu nành là một loại dầu thay thế cho mỡ động vật, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và an toàn cho người sử dụng.

Theo AC Nielsen Việt Nam: Việt Nam đứng thứ 3 thế giới, sau Trung Quốc, Thái Lan về lượng tiêu thụ sữa đậu nành với khoảng 613 triệu lít/năm và thứ 7 thế giới tính theo bình quân đầu người với 6,8 lít/người/năm. Bên cạnh thương hiệu Vinasoy đã khẳng định thì Vinamilk và mới đây là Nutifood cùng Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cũng bắt đầu chế biến sữa đậu nành. Nhu cầu sử dụng và sản xuất sữa đậu nành ngày một tăng dẫn đến nhu cầu về nguyên liệu đậu nành tăng lên rất nhanh; chỉ riêng sữa đậu nành, từ 400 triệu lít/năm 2010 lên 613 triệu lít/năm 2014, tăng 53%.

Có thể thấy nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ đậu tương tại Việt Nam là vô cùng lớn. Nhưng diện tích trồng tại Việt Nam ngày một sụt giảm, không thể đáp ứng đủ nhu cầu của cả nước. Do đó, phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu chế biến.

ĐẬU TƯƠNG NHẬP KHẨU

Sản xuất đậu nành trong nước mới đáp ứng khoảng 7% nhu cầu nội địa, chủ yếu để chế biến làm sữa đậu nành và các loại thực phẩm khác, còn lại 93% là nhập khẩu, đa phần để chế biến thức ăn chăn nuôi.

Theo Tổng cục Hải quan (GCO), 10 tháng đầu năm 2019 Việt Nam đã nhập khẩu 1459.389 tấn đậu tương với giá trị 579.917.084 USD. Nguồn hàng đậu tương nhập khẩu ở Việt Nam chủ yếu từ Mỹ, Canada, Achentina, Paraguay, Uzbekistan, Campuchia, Philippin,...

Trên thực tế, sản lượng đậu tương nhập khẩu cao hơn gấp nhiều lần đậu tương trong nước. Năm 2012, Việt Nam nhập 1,29 triệu tấn đậu nành tăng 26% so với năm 2011 do nhu cầu về thực phẩm và TACN tăng. Trong năm 2012, ước lượng 45% đậu nành nhập từ Brazil; 36% từ Mỹ, 9,5% từ Canada, còn lại từ Argentina, Uruguay, Trung Quốc và các nước khác (bảng 4). Đậu nành Việt Nam nhập từ Mỹ đã đạt mức kỷ lục 46.000 tấn, gấp đôi so với năm 2011. Số ngoại tệ chi cho nhập khẩu đậu nành năm 2012 lên đến 776 triệu USD, tăng 41 % so với 2011 do giá đậu nành trên thế giới tăng. Hiện đậu nành hưởng thuế suất bằng không, do đó dự báo niên vụ 2012-2013 nhập khẩu đậu nành có thể lên đến 1,45 triệu tấn, dựa trên nhu cầu của 2 nhà máy ép dầu đậu nành và chế biến thực phẩm. Niên vụ 2013-2014 nhập đậu nành ước đạt 1,55 triệu tấn.

Zalo Điện thoại
Lên đầu