Thị trường đậu tương thế giới,"Viên Ngọc Sáng" đối với nhà đầu tư trên thị trường giao dịch hàng hóa
Thị trường đậu tương thế giới,"Viên Ngọc Sáng" đối với nhà đầu tư trên thị trường giao dịch hàng hóa
Công ty Nông Sản Lê Anh chuyên cung cấp sản phẩm có xuất xứ từ Mỹ cho thị trường Việt Nam, trong đó có Đậu tương với giá vô cùng phù hợp, đảm bảo sẽ làm hài lòng các quý khách hàng, đối tác. Tuần đầu, tháng 11/2022 Nông Sản Lê Anh đã cập cảng 25 container đậu tương Mỹ và 3 tuần tiếp là hơn 45 container.
Đậu tương là một trong những loại nông sản quan trọng nhất trên thế giới bởi đây là nguồn thức ăn chính cho chăn nuôi và cũng là nguyên liệu chính để sản xuất dầu thực vật. Đậu tương cùng những sản phẩm phụ từ nó là những mặt hàng nông sản được giao dịch nhiều nhất (chiếm 10% tổng giao dịch nông sản toàn cầu)
Tình hình sản lượng đậu tương trên thế giới
Mỹ, Argentina và Brazil là những nước trồng đậu tương nhiều nhất trên thế giới, chiếm ⅓ nguồn cung Đậu tương toàn cầu.
USDA đã đưa ra dự báo mới nhất về cung cầu đậu tương toàn cầu trong niên vụ 2022/23, sản lượng dự kiến đạt 392,8 triệu tấn, tăng 1,4 triệu tấn so với dự báo trước.
Quốc gia | Sản Lượng (Triệu tấn) |
Brazil | 149 |
Mỹ | 123,3 |
Argentina | 51 |
Trung Quốc | 18,4 |
Ấn Độ | 11,5 |
( Các quốc gia sản xuất đậu tương nhiều nhất trên thế giới)
Trong đó, sản lượng đậu tương tại Brazil dự kiến đạt 149 triệu tấn, tương đương với dự báo trước và tăng 23 triệu tấn so với niên vụ trước. Sản lượng đậu tương của Argentina đạt 51 triệu tấn, tương đương với dự báo trước và tăng 7 triệu tấn so với niên vụ trước. Sản lượng đậu trương tại Trung Quốc đạt 18,4 triệu tấn, tăng 2 triệu tấn so với niên vụ trước; Ấn Độ đạt 11,5 triệu tấn trong niên vụ 2022/23, giảm 0,4 triệu tấn so với niên vụ trước. Lượng đậu tương tồn kho cuối kỳ toàn cầu niên vụ 2022/23 dự kiến đạt 101,4 triệu tấn, tăng 1,8 triệu tấn so với dự báo trước và tăng 11,7 triệu tấn so với niên vụ trước.
Tình hình xuất - nhập khẩu Đậu tương trên thế giới
Những nước xuất khẩu Đậu tương trên thế giới chủ yếu là Mỹ và Brazil, mỗi nước xuất khẩu đến hơn nửa sản lượng Đậu tương thu hoạch mỗi năm. Những nước nhập khẩu Đậu tương nhiều trên thế giới phải kể đến như Trung Quốc, EU, Mexico và Nhật Bản. Trong đó, Trung Quốc - nước dự kiến sẽ nhập khẩu nhiều Đậu tương hơn nữa trong năm mới do nhu cầu tiếp tục tăng mạnh và biên lợi nhuận giảm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá Đậu tương
Thứ nhất, giá trị đồng Dollar. Đồng tiền Hoa Kỳ là đồng tiền dự trữ của thế giới do đó Đậu tương và các mặt hàng khác được định giá bằng đô la Mỹ. Các nhà sản xuất Đậu tương nhận được ít đô la hơn cho sản phẩm của hộ khi đồng tiền của Mỹ mạnh và nhiều đô la hơn khi đồng tiền yếu. Ngoài ra, Mỹ là nhà sản xuất Đậu tương hàng đầu nên giá của nó có thể sẽ tiếp tục được tính bằng đô la Mỹ.
Thứ hai, yếu tố thời tiết một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến nguồn cung Đậu tương trên thị trường. Thời tiết khô hạn, lượng mưa quá ít sẽ làm giảm năng suất Đậu tương, khiến nguồn cung Đậu tương trên thị trường sẽ giảm. Mưa nhiều, lũ lụt cũng sẽ làm giảm sản lượng Đậu tương thu hoạch, từ đó giảm nguồn cung Đậu tương trên thị trường.
Thứ ba, các yếu tố khác như thời gian vận chuyển, lượng Đậu tương tồn kho sau mỗi vụ cũng như chất lượng Đậu tương sản xuất tại mỗi khu vực. Bên cạnh đó, giá Đậu tương còn bị ảnh hưởng bởi những tin tức vĩ mô và chính trị.
Thị trường nhập khẩu đậu tương 8 tháng năm 2022 tại Việt Nam
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu đậu tương trong tháng 8/2022 đạt 54.078 tấn, tương đương 40,63 triệu USD, giá trung bình 751,4 USD/tấn, quay đầu giảm mạnh 73% cả về lượng và kim ngạch so với tháng 7/2022, giá cũng giảm nhẹ 0,4%; so với tháng 8/2021 cũng giảm 52% về lượng, giảm 41,4% về kim ngạch nhưng tăng 22,5% về giá.
Nhập khẩu đậu tương từ thị trường Mỹ – thị trường lớn thứ 2 trong tháng 8/2022 tăng trở lại sau 2 tháng giảm liên tiếp, tăng 17,8% về lượng và tăng 18,4% kim ngạch so với tháng 7/2022 và giá tăng nhẹ 0,5%, đạt 22.290 tấn, tương đương 16,68 triệu USD, giá trung bình 748,5 USD/tấn. Tính chung cả 8 tháng năm 2022, nhập khẩu từ thị trường này đạt 405.556 tấn, tương đương 273,56 triệu USD, giá 674,5 USD/tấn, chiếm 31% trong tổng lượng và kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, giảm mạnh 40,8% về lượng, giảm 28,8% về kim ngạch nhưng giá tăng 20,4% so với cùng kỳ năm trước.