Thị trường gạo Ấn Độ tại Việt Nam khan hiếm do Ấn Độ hạn chế xuất khẩu

Thị trường gạo Ấn Độ tại Việt Nam khan hiếm do Ấn Độ hạn chế xuất khẩu
Thị trường gạo Ấn Độ tại Việt Nam khan hiếm do Ấn Độ hạn chế xuất khẩu
09/11/2022

Thị trường gạo Ấn Độ tại Việt Nam khan hiếm do Ấn Độ hạn chế xuất khẩu

Trong lúc áp lực giá lương thực trên toàn cầu vốn đã tăng vì hạn hán và xung đột Nga-Ukraine, việc Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, thông báo lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm hồi đầu tháng Chín đã gây thêm lo ngại.

Ấn Độ hạn chế xuất khẩu

   Ngày 8/9, Chính phủ Ấn Độ thông báo lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế 20% đối với xuất khẩu một số loại gạo từ ngày 9/9, trong nỗ lực tăng nguồn cung và hạ giá gạo trong nước sau khi lượng mưa dưới mức trung bình ảnh hưởng tới mùa màng. Các lệnh cấm và việc áp thuế mới này sẽ ảnh hưởng đến khoảng 60% lượng xuất khẩu.

    Trong bối cảnh nhu cầu thế giới đang tăng thì sự thất thường của thời tiết ở Ấn Độ đã khiến mùa màng trở nên bấp bênh. Do ghi nhận lượng mưa quá thấp vào tháng 6/2022 và sự thất thường trong tháng 7-8/2022, các vùng sản xuất chính (Uttar Pradesh, Tây Bengal và Bihar) của Ấn Độ đã giảm đến 13% diện tích canh tác. 

    Ấn Độ chiếm hơn 40% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu và cạnh tranh với Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Myanmar. Xuất khẩu gạo của Ấn Độ chạm mức kỷ lục 21,5 triệu tấn trong năm 2021, nhiều hơn tổng mức xuất khẩu của bốn nước xuất khẩu gạo lớn xếp sau nước này là Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Mỹ.

    Ấn Độ xuất khẩu gạo sang hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Do vậy bất kỳ động thái cắt giảm nào từ nước này sẽ làm tăng áp lực lên giá lương thực toàn cầu vốn đã tăng vì hạn hán và cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Thái Lan giảm, Việt Nam trầm lắng 

   Sau khi lệnh cấm có hiệu lực, thị trường lúa gạo thế giới đã lên “cơn sốt” ở tất cả các nước xuất khẩu gạo từ Ấn Độ đến Pakistan, Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, với việc nới lỏng quy định xuất khẩu từ phía chính phủ Ấn Độ đã làm thị trường dịu lại. Một trong những nhà cung cấp gạo đáng chú ý nhất trên thị trường thế giới hiện nay là Thái Lan ghi nhận sự giảm giá đồng loạt ở tất cả mặt hàng. Cụ thể, gạo 5% tấm của nước này đang giao dịch ở mức 435 USD/tấn, thấp hơn tuần trước khoảng 11 USD/tấn và chỉ còn cao hơn thời điểm đầu tháng 9 khoảng 2 USD. Các loại gạo thơm cao cấp như Hom Mali giảm đến 22 USD/tấn so với tuần trước, chỉ còn khoảng hơn 900 USD/tấn; gạo Jasmine giảm đến 16 USD so  với tuần trước, giao dịch ở mức 632 USD/tấn.

   Tương tự, gạo 5% tấm của Pakistan sau khi bất ngờ tăng vọt lên 427 USD/tấn trong tuần trước thì nay giảm về mức 380 - 393 USD/tấn. Chỉ có gạo Ấn Độ và Việt Nam tiếp tục ổn định lần lượt ở mức 383 USD/tấn và 423 USD/tấn. Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang), cho biết: Sau lệnh hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ, đến thời điểm này mặt bằng giá gạo của Việt Nam  tăng khoảng 40 - 50 USD/tấn.

   Tuy nhiên, những ngày gần đây thị trường dần ổn định trở lại khi Ấn Độ có nhiều nới lỏng về chính sách xuất khẩu gạo. Các nhà nhập khẩu trên thế giới cũng như tại Việt Nam không còn tích cực đàm phán hợp đồng như trước.. Trong khi đó, Việt Nam  sản lượng còn hạn chế và đang vào cao điểm mùa mưa bão ở miền Trung; miền Tây thì mùa nước nổi đang về với mực nước khá nên ít nhiều ảnh hưởng đến lịch xuống giống vụ đông xuân. Vì những lẽ đó nên thị trường gạo Việt Nam đặc biệt là mặt hàng gạo Ấn từ nay đến cuối năm sẽ ít có biến động và trở lên khan hiếm. Nông sản Lê Anh luôn theo dõi diễn biến thị trường gạo thế giới để đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình hiện tại. Tuần đầu của tháng 11 Nông sản Lê Anh  đã cập cảng 43 container gạo Ấn Độ đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh trong và ngoài nước.

(Ảnh minh họa: Tuần đầu tháng 11 Nông sản Lê Anh đã cập cảng 43 container gạo Ấn Độ)

 

 

Zalo Điện thoại
Lên đầu