Triển vọng tăng trưởng thị trường thức ăn chăn nuôi năm 2023

Triển vọng tăng trưởng thị trường thức ăn chăn nuôi năm 2023
Triển vọng tăng trưởng thị trường thức ăn chăn nuôi năm 2023
31/01/2023

Triển vọng tăng trưởng thị trường thức ăn chăn nuôi năm 2023

Nghiên cứu vừa công bố mới đây của Vietnam Report cho thấy, do phụ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu nên ngành thức ăn chăn nuôi, cũng như các doanh nghiệp ngành này tại Việt Nam chịu tác động rất lớn từ những biến động trên thị trường quốc tế trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn tự tin triển vọng tăng trưởng khả quan của ngành này trong năm 2023 và trong 5 năm tới.

Tác động trực tiếp từ thị trường quốc tế

Cụ thể, khảo sát của Vietnam Report thực hiện trong tháng 10-11/2022 chỉ ra những khó khăn hàng đầu tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp TACN, trong đó phần lớn đến từ thị trường quốc tế như: Biến động giá năng lượng, nguyên vật liệu đầu vào; rủi ro từ chuỗi cung ứng; sức ép từ tỷ giá gia tăng; lạm phát tăng cao đột biến ở hầu hết các quốc gia; bất ổn chính trị trên thế giới…

Nguồn: Vietnam Report

Theo nhận định của các chuyên gia, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là nguồn cung bị hạn chế, bởi ảnh hưởng của thời tiết bất lợi tại các khu vực trồng ngô chính trên thế giới bao gồm: Mỹ, Argentina và Brazil; căng thẳng giữa Nga và Ukraine – hai nhà xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất và thứ tư trên thế giới. Ngoài ra, sự chậm lại của Trung Quốc – nước chiếm tới 60% lượng nhập khẩu đậu tương toàn cầu để sản xuất TACN – cũng gây ra sự bất ổn về phía cầu. Thêm vào đó, sự biến động của thị trường tài chính kéo theo sự rung lắc mạnh của thị trường hàng hóa, trong đó có giá các mặt hàng nông sản. Do tính chất liên thông trực tiếp với giá thế giới, giá các loại nguyên liệu TACN tại thị trường Việt Nam nhiều khả năng sẽ vẫn duy trì ở vùng giá ổn định, khó giảm mạnh.

( Nông Sản Lê Anh chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu theo đường biển các mặt hàng nông sản như đỗ tương, bã sắn, tấm Ấn,  ngô, cám gạo trích ly, khô cải đắng, DDGS lúa mì, DDGS Ngô, sắn lát, corn gluten feed, cám điều, đầu cá cơm….Với văn phòng đại diện trải dài khắp cả trong và ngoài nước. Đặc biệt Tháng 11/2022 Nông Sản Lê Anh đã có văn phòng thu mua nông sản tại Mỹ. Nông sản Lê Anh cam kết mang đến quý khách hàng và đối tác các sản phẩm với chất lượng tốt nhất, chi phí và giá cả hợp lý nhất.)

Cùng với biến động giá năng lượng và nguyên vật liệu đầu vào, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành là thách thức hàng đầu mà ngành TACN trong nước đang đối mặt.

Dự báo tăng trưởng tốt hơn trong năm 2023

Phần lớn các chuyên gia đều dự báo thị trường nguyên liệu TACN trong năm 2023 sẽ không cải thiện quá nhiều so với hiện tại. Trong báo cáo và khảo sát công bố, Vietnam Report dự báo giá lúa mì sẽ tăng trong thời gian tới do ước tính sản lượng và nguồn cung lúa mì toàn cầu niên vụ 2022/2023 giảm cùng với việc các kho dự trữ lúa mì cuối kỳ của Mỹ dự báo ở mức thấp nhất kể từ năm 2007/2008. Giá đậu tương được dự báo cũng sẽ tăng trở lại trong thời gian tới, do biên lợi nhuận nghiền đậu tương ở Trung Quốc đã ở mức âm trong 7 tháng qua, dẫn đến nhập khẩu thấp hơn. Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc thấp hơn có thể ảnh hưởng đến giá đậu tương tương lai tại Chicago. Ngoài ra, nguồn cung khô đậu tương thắt chặt do tốc độ giao hàng chậm sẽ làm tăng giá lợn hơi tại Trung Quốc, qua đó thúc đẩy nhu cầu nuôi nhiều lợn hơn làm tăng nhu cầu về TĂCN.

Tình hình cung cấp ngũ cốc khó khăn, khi EU đang phải đối mặt với đợt bùng phát nghiêm trọng của dịch cúm gia cầm (HPAI), khiến khoảng 50 triệu con gia cầm bị tiêu hủy. Các nhà sản xuất thịt bò và thịt lợn ở EU cũng dự kiến sẽ giảm quy mô sản xuất để đối phó với các hạn chế về môi trường ngày càng tăng, chi phí thức ăn và năng lượng cao hơn đã thắt chặt biên lợi nhuận. Thời gian tới, giá ngô trên thị trường thế giới sẽ giữ ở mức cao, do những rủi ro gia tăng và sự không chắc chắn tiếp tục xung quanh hành lang ngũ cốc ở Biển Đen.

Về phía cầu, tình trạng lạm phát gia tăng ở nhiều quốc gia đã ăn mòn thu nhập trung bình thực tế của hộ gia đình, kéo theo mức giảm chi tiêu cho các nguồn protein cao cấp. Điều tương tự đã xảy ra khi Hoa Kỳ chứng kiến sự sụt giảm tiêu thụ thịt sau cuộc suy thoái năm 2008.

Yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường là mức tiêu thụ gia cầm và thịt gia súc của Việt Nam ngày càng tăng. Điều này đến từ mức thu nhập bình quân ngày một cải thiện, từ đó nâng cao sức mua của người dân. Thêm vào đó, sự hồi phục, phát triển của ngành du lịch và khách sạn dự kiến tiếp tục thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường TACN Việt Nam trong giai đoạn tới. Ngoài ra, tỷ lệ hộ chăn nuôi chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi có tổ chức theo quy mô trang trại ngày càng tăng, được kỳ vọng tiếp tục thúc đẩy cơ hội tăng trưởng trên thị trường TACN trong những năm tới.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý rằng, giá TACN thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp do căng thẳng giữa Nga - Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Giá nguyên liệu TACN tiếp tục bị ảnh hưởng vì Việt Nam vẫn đang phụ thuộc nhiều vào nguồn cung nhập khẩu.

 

Zalo Điện thoại
Lên đầu